Bếp từ là loại bếp tiết kiệm điện nhất, đun nấu nhanh nhất, sạch sẽ nhất và có thẩm mỹ cao nhất nhưng bếp vẫn có những yêu cầu nhất định đối với người dùng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như chính độ bền của sản phẩm. Bếp từ thường có thiết kế dễ sử dụng tuy nhiên không phải người nội trợ nào cũng biết cách sử dụng bếp từ đúng và hiệu quả. Sau đây là những lưu ý khi sử dụng bếp từ mà người dùng thường mắc phải.


1. Lắp đặt sai vị trí: khu vực bí khí, ẩm ướt, hoặc quá sát tường

“Tại sao bạn nên để các kỹ thuật viên lắp đặt bếp từ giúp bạn ?” Đây chính là lý do vì họ biết tính toán khoảng cách và vị trí lặp đặt sao cho không chỉ thuận tiện cho gia chủ mà còn đảm bảo cho bếp từ có vị trí hoàn hảo để hoạt động. Nếu bạn cắt đá và lắp bếp từ quá sát tường thì sẽ khiến không khí không thể lưu thông, làm giảm hiệu quả tản nhiệt của bếp. Ngoài ra, bạn cần tránh lắp bếp ở khu vực ẩm ướt vì đây là môi trường lý tưởng cho sâu bọ côn trùng chui vào làm ảnh hưởng đến linh kiện đồng thời khí ẩm cũng khiến linh kiện dễ bị oxy hóa, kém bền, dễ chập cháy và rò rỉ điện.

2. Đặt mạnh nồi chảo xuống mặt bếp

Kể cả khi bạn dùng bếp từ cao cấp có mặt kính của Schott (CHLB Đức) hay Euro Kera (Pháp) thì việc đặt nồi chảo lên mặt kính bếp cũng xin hết sức nhẹ tay. 2 loại mặt kính cao cấp trên có thể chịu nhiệt và sốc nhiệt lên đến hàng nghìn độ nhưng lại khá nhạy cảm với lực va đập. Xin lưu ý là khả năng chịu lực khác hoàn toàn với lực va đập. Mặt kính có thể vẹn nguyên khi bạn đặt nhẹ nhàng và đun nấu cả một nồi luộc gà 10 lít nhưng có thể bị nứt vỡ ngay khi bạn tuột tay làm rơi chảo (1.5kg) từ độ cao chỉ 30cm. Vì vậy, bạn hãy lưu ý đặt và di chuyển nồi chảo thật nhẹ nhàng, tránh kéo lê kẻo làm xước mặt kính.


3. Rút nguồn điện ngay khi vừa dùng xong

Nhiều gia đình nghĩ rằng dùng bếp xong nên rút nguồn ngay để tiết kiệm điện và để an toàn hơn. Nhưng không đúng, bởi thực tế sau khi bạn tắt bếp thì quạt gió của bếp vẫn tiếp tục hoạt động từ 5 đến 10 phút để làm mát bếp và linh kiện trong thân. Lúc này, nếu bạn rút nguồn điện thì quạt gió sẽ không hoạt động và quá trình tản nhiệt sẽ diễn ra lâu hơn dẫn đến giòn vụn linh kiện bên trong, giảm tuổi thọ bếp.

4. Đun nấu liên tục ở công suất cao

Cũng giống như con người, thiết bị bếp cũng cần được nghỉ ngơi. Việc hoạt động với tần suất cao sẽ khiến bếp trở nên quá nhiệt. Lời khuyên của các chuyên gia bếp từ là hạn chế sử dụng chức năng Booster (Công suất tăng cường), khi sử dụng chức năng này thì chỉ nên dùng 1 vùng nấu, không nên đun nấu thêm ở các vùng nấu khác và nếu liên tục đun nấu trong một thời gian dài ở công suất cao có thể khiến bếp bị quá nhiệt, sốc nhiệt. Những lỗi quá nhiệt này có thể làm hỏng cảm biến nên có thời gian nghỉ để bếp tự làm mát sau quá trình đun nấu cường độ cao và nên mở cửa tủ dưới để đảm bảo bếp luôn được thông thoáng.


5. Không vệ sinh mặt bếp hoặc vệ sinh sai cách

Bếp từ của bạn có thể sẽ không còn bóng đẹp nếu bạn không vệ sinh mặt bếp sau mỗi lần nấu. Nước trào, thức ăn và dầu mỡ văng bắn ra mặt bếp sẽ bị két lại sau đó làm mờ hoặc vẩn đục mặt kính bếp từ. Nhưng nếu thường xuyên vệ sinh thì mặt bếp sẽ luôn sáng bóng và bền đẹp. Bạn chỉ cần dung dịch tẩy rửa nhẹ và vải mềm để lau bếp nhưng nếu để bếp lâu ngày không vệ sinh thì có thể bạn sẽ cần hỗ trợ từ dao vệ sinh mặt kính bếp từ và dung dịch tẩy rửa chuyên dụng. Tuyệt đối không nên dùng các vật sắc nhọn, có tính mài mòn để vệ sinh (“cào”) vào mặt kính bếp.

Trên đây là những lưu ý khi sử dụng bếp từ, nếu khắc phục được những lỗi trên thì chiếc bếp từ nhà bạn sẽ có tuổi thọ cao, nấu nướng đạt hiệu quả, không cần bảo hành, bảo trì, sửa chữa,…và luôn bền đẹp như mới.



Bếp Hoà Phát - Giao Hàng Miễn Phí & Lắp Đặt Toàn Quốc
vừa đặt hàng
Bếp Hoà Phát - Giao Hàng Miễn Phí & Lắp Đặt Toàn Quốc
Hotline: 0987023995
Bếp Hoà Phát - Giao Hàng Miễn Phí & Lắp Đặt Toàn Quốc Chat FB với chúng tôi
Bếp Hoà Phát - Giao Hàng Miễn Phí & Lắp Đặt Toàn Quốc